AFC Champions League là giải bóng đá thường niên dành cho những CLB có thứ hạng cao, được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Á. Được đánh giá là giải đấu khẳng định vị thế và đẳng cấp của nền bóng đá châu Á. Qua bài viết hôm nay hãy cùng Chung Ket đi tìm hiểu về giải đấu hàng châu Á này nhé.
AFC Champions League là gì?
AFC Champions League là tiền thân của Asian Club Championship (1967) và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002. Giống như FIFA World Cup, giải đấu này được tài trợ bởi nhóm các tập đoàn đa quốc gia. Điều này khác với các giải đấu hàng đầu quốc gia chỉ có một nhà tài trợ chính.

Có đến 40 câu lạc bộ đá bóng tranh tài ở các vòng bảng theo thể thức vòng tròn của AFC Champions League. Các CLB từ giải vô địch quốc gia hàng đầu sẽ được vào thẳng vòng bảng. Các CLB từ quốc gia có hạng thấp hơn được vào thông qua vòng play-off. Đội vô địch giải đấu này sẽ được một vé tham dự FIFA World Cup.
Theo thống kê qua các mùa giải, Hàn Quốc là quốc gia có số đội vô địch đứng đầu mùa giải. Tuy nhiên, CLB thành công nhất giải đấu thuộc về Al-Hilal đến từ Ả Rập Xê Út. Đây cũng là đương kim vô địch mùa giải năm 2021.
Dưới đây là bảng thống kê lịch sử thành tích của 5 quốc gia đứng đầu mùa giải:
Quốc gia | Đội vô địch | Á quân |
Hàn Quốc | 12 | 7 |
Nhật Bản | 7 | 4 |
Ả Rập Xê Út | 6 | 9 |
Iran | 3 | 5 |
Israel | 3 | 1 |
Lịch sử hình thành AFC Champions League
Cùng Chung Ket đi tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của giải đấu này.
Năm 1967–2002: Giai đoạn khởi đầu

AFC Champions League là tiền thân của giải đấu vô địch các câu lạc bộ châu Á (Asian Champion Club Tournament). Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1967 bằng các trận đấu loại đơn giản. Thời điểm này, hai CLB Hapoel Tel Aviv và Maccabi Tel Aviv đến từ Israel thi đấu thành công nhất.
Một phần nguyên nhân đến từ việc các đội Ả Rập từ chối đối đầu với họ. Năm 1972, hai đội Ả Rập đã từ chối đấu với các đội bóng đến từ Israel. Điều này khiến Israel bị trục xuất khỏi giải đấu. AFC sau đó cũng hủy bỏ giải đấu vì không có lợi nhuận và sự thiếu chuyên nghiệp.
Thời điểm năm 1985-1986 đánh dấu sự trở lại chuyên nghiệp hơn của giải đấu cấp CLB châu Á. Tổ chức quyết định đổi tên giải thành Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á (Asian Club Championship). Năm 1990, AFC ra mắt cúp C2 châu Á có tên gọi Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á (Asian Cup Winners Cup).
Năm 2002–2008: Kỷ nguyên mới của Champions League

Năm 2002 được gọi là kỷ nguyên mới của Champions League. Khi Siêu cúp bóng đá châu Á, giải vô địch các câu lạc bộ châu Á và Cúp C2 châu Á sáp nhập thành AFC Champions League. Vòng sơ loại diễn ra theo thể thức loại trực tiếp chọn ra 8 CLB và 8 đội mạnh nhất tiến vào vòng bảng. Mùa giải đầu tiên, đội Al Ain đã trở thành nhà vô địch.
Sau khi tạm dừng vì dịch, năm 2004 giải đấu đã quay trở lại. Với sự tham gia của 29 câu lạc bộ đến từ 14 quốc gia châu Á. Lịch thi đấu được thay đổi, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 11. Giai đoạn đầu mùa giải, 28 CLB được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm có 4 đội. Các đội đến từ cùng khu vực như Đông Á và Tây Á để tiết kiệm chi phí đi lại.
Các trận đấu diễn ra theo hình thức sân khách và sân nhà. Bảy đội bóng đứng đầu mỗi nhóm tiến vào vòng tứ kết theo hình thức lượt đi, lượt về. Trận tứ kết, bán kết, chung kết được áp dụng các luật bàn thắng sân khách, sút luân lưu và hiệp phụ.

Năm 2005, các CLB của Syria bắt đầu tham gia vào AFC. Hai năm sau, các CLB của Australia cũng gia nhập AFC. Tuy nhiên, giải đấu cũng tồn tại nhiều vấn đề do sự thiếu chuyên nghiệp của bóng đá châu Á. Chẳng hạn như vấn đề nộp chậm danh sách hay bạo lực sân cỏ. Nhiều người đổ lỗi do giải thưởng ít ỏi của giải đấu và chi phí đi lại quá đắt đỏ.
Năm 2009-nay: Nơi khẳng định đẳng cấp và vị thế
Năm 2009, mở rộng lên 32 CLB và 10 giải đấu vô địch quốc gia. Mỗi quốc gia được tham dự tối đa 4 đội và sẽ có CLB được đi thẳng vào vòng bảng. Các tiêu chuẩn sẽ do Ủy ban AFC đưa ra và quyết định số đội được tham dự. Giải thưởng năm 2009 cũng được tăng lên đáng kể và các CLB có thể nhận thêm vài khoản ngay từ vòng bảng.
Cách thức phân nhóm cũng giống như bốn giải đấu trước đó, theo khu vực Tây Á và Đông Á. Trận chung kết sẽ được diễn ra tại sân trung lập được chọn từ trước. Năm 2021, Champions League được mở rộng lên 40 đội và hai khu vực đều có năm bảng 4 đội. Sự phân bổ vị trí các hiệp hội thành viên ở mỗi khu vực cũng không đổi.

Thể thức thi đấu AFC
Chung Ket sẽ giới thiệu đến bạn thể thức thi đấu cụ thể qua nội dung dưới đây.
Vòng loại
Bắt đầu từ năm 2009, giải bóng thi đấu với hình thức vòng bảng kép 32 đội. Trước đó là các trận đấu vòng loại dành cho CLB không được vào thẳng giải đấu. CLB được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 đội. Các trận đấu diễn ra theo hình thức sân khách và sân nhà. Các đội đứng đầu mỗi nhóm tiến vào vòng tứ kết theo hình thức lượt đi, lượt về. Các đội đến từ cùng khu vực như Đông Á và Tây Á để tiết kiệm chi phí đi lại. Số lượng CLB tham dự AFC được quyết định mỗi năm thông qua tiêu chí do Ủy ban cạnh tranh AFC đề ra.
Giải đấu
Vòng bảng gồm 40 đội được chia thành 10 bảng đấu. Các đội cùng quốc gia sẽ không được xếp vào cùng bảng. Vòng bảng được chia thành hai khu vực Đông Á và Tây Á, thi đấu theo hình thức vòng tròn lượt hai điểm. Đội nhất và nhì trong các bảng sẽ được tiến vào vòng tiếp theo.

Vòng tiếp, đội nhất bảng này sẽ được ghép cặp thi đấu với đội nhì bảng khác cùng khu vực. AFC áp dụng luật bàn thắng sân khách nếu tỷ số hai trận đấu bằng nhau sau 180 phút. Đội ghi được nhiều bàn thắng ở sân khách hơn sẽ chiến thắng và được đi tiếp. Bên cạnh đó, các CLB còn thi đấu thêm hiệp phụ, sút luân lưu nếu bàn thắng sân khách bằng nhau. Các trận đấu bán kết và chung kết sẽ áp dụng đấu loại trực tiếp theo thể thức hai lượt.
Bài viết trên, Chung Ket đã chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin về giải đấu AFC Champions League. Hy vọng bạn đã có thêm hiểu biết rõ ràng hơn về giải đấu hàng đầu châu Á này. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Chung Ket để cập nhật thêm nhiều tin tức bóng đá khác nhé.
Bài viết liên quan